Câu hỏi chung
Bảo hiểm nhân thọ có lợi ích gì đối với xã hội, với nền kinh tế?
Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) mang lại nhiều lợi ích to lớn cho xã hội, cho nền kinh tế của một quốc gia.
- BHNT hỗ trợ tạo dựng sự ổn định xã hội thông qua việc đảm bảo an toàn tài chính và qua đó giảm thiểu tối đa sự lo lắng cho khách hàng tham gia bảo hiểm,
- BHNT giúp giảm gánh nặng ngân sách quốc gia trong việc chăm lo người già, và những người phụ thuộc khi người trụ cột trong gia đình không may qua đời,
- BHNT giúp tạo công ăn việc làm ổn định với thu nhập thỏa đáng cho rất nhiều người,
- BHNT giúp huy động vốn để đầu tư cho những dự án trung và dài hạn nhằm góp phần phát triển đất nước
Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nào là tốt nhất?
Chúng tôi cho rằng, sản phẩm tốt nhất là sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng tài chính vào từng thời kỳ của mỗi khách hàng. Điều này có nghĩa là một sản phẩm có thể được coi là tốt nhất với khách hàng này chưa chắc đã tốt nhất với khách hàng khác; hoặc một sản phẩm có thể là phù hợp nhất với khách hàng tại giai đoạn này, nhưng đến một giai đoạn khác trong cuộc sống, khách hàng có thể cần thêm một sản phẩm khác nữa để đáp ứng tốt hơn nhu cầu đã thay đổi của mình.
Nhưng nhìn chung, tất cả các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đều góp phần giúp bạn an tâm hơn trước những rủi ro trong cuộc sống và thực hiện được các kế hoạch tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn của mình.
Khách hàng cần phải có tối thiểu bao nhiêu tiền để tham gia Bảo hiểm Nhân thọ?
Số tiền khách hàng cần có để đóng phí bảo hiểm tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, như sản phẩm bảo hiểm mà khách hàng tham gia, thời hạn bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, tuổi và tình trạng sức khỏe của khách hàng khi tham gia bảo hiểm…
Điều kiện để được tham gia bảo hiểm nhân thọ là gì?
Khách hàng chỉ cần ở trong độ tuổi có thể được bảo hiểm (có quy định trong từng sản phẩm cụ thể), có tình trạng sức khỏe phù hợp với tiêu chuẩn thẩm định của công ty bảo hiểm, và có khả năng đóng phí bảo hiểm là có thể tham gia bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Y tế là những chính sách nằm trong hệ thống an sinh xã hội mà Nhà nước cung cấp cho một số đối tượng, góp phần ổn định cuộc sống và cung cấp sự bảo vệ tài chính nhất định khi bị ốm đau, bệnh tật, khi về hưu...
Tuy nhiên, quyền lợi, đối tượng tham gia và phạm vi bảo hiểm cũng như mức độ linh hoạt của những chính sách này chưa đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người dân. Bảo hiểm Nhân thọ chính là một giải pháp nhằm cung cấp thêm những dịch vụ bảo hiểm mà Bảo hiểm Xã hội/ Bảo hiểm Y tế chưa có, hoặc đã có nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu rất đa dạng của khách hàng. Đó cũng chính là lý do để bạn nên tham gia Bảo hiểm Nhân thọ, cho dù bạn đã có hay chưa có Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế.
Tôi có được thay đổi các chủ thể trong Hợp đồng bảo hiểm hay không?
Có 03 chủ thể chính trong một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Đó là Bên mua bảo hiểm (chủ hợp đồng), Người được bảo hiểm và Người thụ hưởng.
Trong suốt thời gian tham gia bảo hiểm, khách hàng có thể thay đổi Bên mua bảo hiểm và Người thụ hưởng vào bất cứ thời điểm nào, miễn là Bên mua bảo hiểm mới và Người thụ hưởng mới đáp ứng quy định của Luật pháp và công ty bảo hiểm tại thời điểm yêu cầu thay đổi.
Nhưng khách hàng không thể thay đổi Người được bảo hiểm. Bởi vì trong một hợp đồng bảo hiểm, Người được bảo hiểm là cá nhân được công ty chấp thuận bảo hiểm. Sản phẩm bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm cũng như các điều kiện khác (nếu có) đều được thẩm định và chấp thuận trên cơ sở thông tin về tuổi, sức khỏe, nghề nghiệp của chính người này.
Tuy nhiên, khách hàng có thể yêu cầu tham gia sản phẩm bổ sung cho những thành viên khác trong gia đình (hay nói cách khác là thêm người được bảo hiểm) khi hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực
Những trường hợp nào khách hàng tham gia bảo hiểm sẽ không được bồi thường?
Trong thực tế, tất cả các yêu cầu thanh toán quyền lợi bảo hiểm theo đúng quy định tại quy tắc điều khoản sản phẩm bảo hiểm đều được các công ty bảo hiểm chấp thuận chi trả đầy đủ và nhanh chóng .
Tuy nhiên, trên cơ sở tuân thủ luật pháp và đảm bảo công bằng cho tất cả khách hàng tham gia bảo hiểm, đồng thời để bảo hiểm nhân thọ không trở thành một phương tiện đầu cơ trục lợi, cũng có những trường hợp các công ty bảo hiểm buộc phải từ chối thanh toán quyền lợi bảo hiểm. Các trường hợp bị từ chối (nếu có) thường rơi vào các tình huống sau đây:
-
Sự kiện bảo hiểm xảy ra trước khi hợp đồng hoặc sản phẩm bảo hiểm được công ty bảo hiểm chấp thuận,
-
Hợp đồng hoặc sản phẩm bảo hiểm của khách hàng đã mất hiệu lực do phí bảo hiểm đến hạn đã không được đóng, hoặc đã kết thúc thời hạn bảo hiểm do đáo hạn, bị chấm dứt hay hủy bỏ,
-
Sự kiện xảy ra không thuộc phạm vi được bảo hiểm (thí dụ khách hàng không may bị tử vong do bệnh, nhưng sản phẩm mà khách hàng tham gia chỉ bảo hiểm cho trường hợp tử vong do tai nạn…),
-
Tình trạng của người được bảo hiểm chưa thỏa yêu cầu theo quy tắc điều khoản sản phẩm để được thanh toán quyền lợi bảo hiểm (thí dụ một trong các điều kiện để khách hàng được thanh toán quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn là được cơ quan chức năng xác nhận tỷ lệ thương tật hoặc mất sức lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên, trong khi tỷ lệ thương tật của khách hàng được xác định là 60%...),
-
Sự kiện bảo hiểm xảy ra thuộc phạm vi loại trừ bảo hiểm theo quy tắc điều khoản sản phẩm (thí dụ người được bảo hiểm tự tử trong vòng 24 tháng kể từ ngày hợp đồng được chấp thuận hoặc từ ngày khôi phục hiệu lực hợp đồng sau cùng, hoặc người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình…),
-
Bên mua bảo hiểm/Người được bảo hiểm đã cung cấp thông tin không trung thực và không đầy đủ.
Luật kinh doanh bảo hiểm quy định rõ về trách nhiệm cung cấp thông tin trung thực đầy đủ của người tham gia bảo hiểm. Đồng thời Quy tắc điều khoản sản phẩm được Bộ Tài Chính phê duyệt cũng quy định: “Nếu Bên mua bảo hiểm và/hoặc Người được bảo hiểm cung cấp thông tin không trung thực hoặc không đầy đủ mà nếu biết về những thông tin đó Công ty từ chối bảo hiểm hoặc nhận bảo hiểm với mức phí cao hơn, Công ty sẽ không chi trả quyền lợi bảo hiểm…”
Người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là để đảm bảo an toàn tài chính cho gia đình khi chẳng may có rủi ro xảy ra hoặc để tích lũy tài chính cho những kế hoạch trong tương lai. Vì thế, việc đảm bảo khả năng thanh toán nói riêng, và sự vững mạnh về tài chính nói chung của các doanh nghiệp bảo hiểm được Nhà nước, cụ thể là Bộ Tài Chính, giám sát rất chặt chẽ. Cụ thể, các doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ phải đáp ứng vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định, họ còn phải ký quỹ, thiết lập các quỹ dự phòng theo quy định cụ thể của Bộ Tài Chính. Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn đảm bảo biên khả năng thanh toán (là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả) không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của Bộ Tài Chính. Định kỳ, các công ty bảo hiểm phải báo cáo tình hình tài chính, khả năng thanh toán của mình cho Bộ Tài chính.
Tại sao phải trung thực tuyệt đối khi kê khai hồ sơ yêu cầu bảo hiểm?
Thẩm định trong bảo hiểm nhân thọ (BHNT) nói chung và kiểm tra sức khỏe thẩm định của khách hàng nói riêng (nếu có), đều được thực hiện trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối vào những thông tin mà khách hàng cung cấp khi hoàn tất Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm (HSYCBH).
Vì vậy, việc cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, đặc biệt là thông tin về tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh, là trách nhiệm mà khách hàng phải đảm bảo tuân thủ khi tham gia bảo hiểm nhân thọ. Những thông tin mà khách hàng cung cấp không chỉ là cơ sở để công ty bảo hiểm chấp thuận hay từ chối bảo hiểm cho khách hàng, mà còn là cơ sở cho việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm về sau.
Tham gia bảo hiểm nhân thọ với mệnh giá bao nhiêu là đủ?
Thông thường, sản phẩm bảo hiểm và số tiền bảo hiểm phù hợp được xác định dựa trên các yếu tố quyết định sau:
- Mục tiêu mà khách hàng dự tính thực hiện sau một khoảng thời gian xác định,
- Số tiền tối thiểu mà khách hàng cần để thực hiện mục tiêu đó,
- Khách hàng cần được bảo vệ trước những rủi ro nào, và
- Khả năng đóng phí bảo hiểm (tiết kiệm) của khách hàng…
Các đại lý bảo hiểm/chuyên viên hoạch định tài chính của chúng tôi được trang bị công cụ “Kiểm tra sức khỏe tài chính” để giúp khách hàng xác định sản phẩm bảo hiểm cũng như số tiền bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và tình hình tài chính của bản thân và gia đình họ.
Nếu nói về con số phỏng chừng, các chuyên gia tài chính cho rằng, để đảm bảo an toàn tài chính cho gia đình, một người trụ cột nên được bảo hiểm với số tiền khoảng 10 lần thu nhập hàng năm của mình
Tham gia bảo hiểm nhân thọ có khác gì việc gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng?
Nói chung, BHNT vừa có tính bảo vệ, vừa có tính tiết kiệm. Nếu có rủi ro xảy ra, thì quyền lợi được chi trả sẽ là phao an toàn tài chính cho gia đình. Nếu may mắn không có rủi ro xảy ra thì giá trị hợp đồng bảo hiểm chính là khoản tiết kiệm của khách hàng.
Yếu tố bảo vệ khi chẳng may có rủi ro xảy ra chính là điểm khác biệt cơ bản giữa tham gia BHNT và gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Khi hợp đồng BHNT được công ty bảo hiểm chấp thuận, người tham gia bảo hiểm đã ngay lập tức được bảo vệ an toàn tài chính với số tiền bảo hiểm ghi trên hợp đồng. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ chi trả đầy đủ quyền lợi bảo hiểm theo quy định của hợp đồng, bất kể là khách hàng đã tham gia bao lâu, đã nộp bao nhiêu phí bảo hiểm. Trong khi đó, ngân hàng chỉ có trách nhiệm với số tiền mà khách hàng đã gửi vào, cho dù có hay không có rủi ro xảy ra với khách hàng.
Một điểm khác biệt nữa cũng cần nhắc tới là BHNT giúp khách hàng tiết kiệm một cách kỷ luật hơn (qua việc đóng phí bảo hiểm định kỳ), và vì thế, ít bị cám dỗ bởi các chi tiêu tùy hứng
Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) có thể mang lại lợi ích gì?
An toàn tài chính trước rủi ro:
- BHNT có thể giúp một gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn khi người có thu nhập chính (người trụ cột) trong gia đình không may qua đời. Số tiền của quyền lợi bảo hiểm tử vong được chi trả có thể giúp người thân của khách hàng không rơi vào hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, giúp con cái họ vẫn có thể tiếp tục đến trường …,
- BHNT mang lại sự hỗ trợ tài chính để khách hàng có thể yên tâm chữa trị khi không may bị tai nạn, mắc bệnh hiểm nghèo…
Tích lũy cho những kế hoạch trong tương lai:
BHNT còn là một công cụ tiết kiệm, đầu tư, giúp khách hàng tham gia bảo hiểm có thể tạo dựng một nguồn tiền đáng kể để
- Cho con theo học một trường đại học tốt ở trong hoặc ngoài nước,
- Cho con một số vốn để vào đời,
- Mua xe, mua nhà…,
- Và vui hưởng cuộc sống an nhàn khi về hưu.
Đó chính là những yếu tố giúp cho người có BHNT thật sự an tâm trong cuộc sống
Trong gia đình, nên mua bảo hiểm cho ai thì tốt nhất?
Lý tưởng thì trong một gia đình thành viên nào cũng nên có bảo hiểm nhân thọ (BHNT) với sản phẩm và số tiền bảo hiểm phù hợp.
Tuy nhiên, xuất phát từ ý nghĩa cơ bản của BHNT là đảm bảo an toàn tài chính, nên trong một gia đình người đầu tiên nên tham gia bảo hiểm nhân thọ là người trụ cột (tức là người mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình). Bằng cách đó, nếu không may có rủi ro xảy ra với người trụ cột, cả gia đình sẽ không lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
Chứng từ cần thiết
Quyền lợi Thương tật do tai nạn
-
Hồ sơ nằm viện: Giấy ra viện; Bệnh án.
-
Các kết quả xét nghiệm: Siêu âm; Kết quả CT, MRI, X-Quang
-
Hồ sơ tai nạn: Biên bản hiện trường/ Sơ đồ hiện trường tai nạn/ Kết luận điều tra…
Quyền lợi Thương tật toàn bộ & vĩnh viễn
-
Hồ sơ nằm viện: Giấy ra viện; Bệnh án...
-
Kết quả Giám định y khoa.
-
Các kết quả xét nghiệm: Siêu âm, Kết quả CT, MRI, X- Quang…
Hồ sơ tai nạn (nếu có): Biên bản hiện trường/ Sơ đồ hiện trường tai nạn/ Kết luận điều tra…
-
Giấy chứng tử/ Giấy báo tử.
-
Hồ sơ nằm viện: Giấy ra viện; Bệnh án; Các kết quả xét nghiệm.
Hồ sơ tai nạn (nếu tử vong do tai nạn): Biên bản khám nghiệm hiện trường; Biên bản khám nghiệm tử thi; Sơ đồ hiện trường tai nạn; Kết luận điều tra.
-
Hồ sơ nằm viện: Giấy ra viện; Bệnh án...
-
Kết quả Giải phẫu bệnh.
Các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán: Siêu âm; X-Quang; kết quả CT; kết quả MRI.
Chứng từ y tế:
- Toa thuốc/Sổ khám bệnh có chẩn đoán và chỉ định điều trị.
- Các kết quả cận lâm sàng (xét nghiệm máu, siêu âm, X-quang và các xét nghiệm tương tự khác).
- Đối với quyền lợi Nội trú: Giấy ra viện.
- Đối với quyền lợi Nha khoa: Phiếu điều trị răng có số răng bệnh lý điều trị, phương pháp điều trị.
- Đối với Tai nạn: Bản tường trình tai nạn có chứng thực của các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
- Đối với Phẫu thuật: Giấy chứng nhận phẫu thuật.